Ngày nay các bệnh lý về huyết áp, bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, và việc phải dùng thuốc điều trị là cần thiết không thể thiếu, thuốc tiêm Insulin là 1 trong những thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên Insulin là loại thuốc có cách dùng và bảo quản khá phức tạp. Vì thế, chúng tôi sẽ thông tin giới thiệu một số vấn đề về cách bảo quản bút tiêm Insulin cho các bạn nhé.
Những cách bảo quản bút tiêm Insulin
* Cách bảo quản Insulin khi chưa mở
– Thuốc tiêm Insulin rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, ánh sáng trong nhà và đặc biệt là với nhiệt độ quá cao hay nhiệt độ quá thấp.
– Thuốc tiêm Insulin sẽ không được sử dụng nếu như đã tiếp xúc với thời tiết quá nóng nhiệt độ hay nhiệt độ quá lạnh. Các nhà sản xuất Insulin ở nước Mỹ cho biết Insulin khi chưa bị mở được bảo quản tốt nhất ở trong tủ lạnh nhiệt độ khoảng từ 2-8 o C. Insulin chưa mở được bảo quản trong tủ lạnh ổn định, đến hạn sử dụng đã được in trên vỏ hộp. Hạn sử dụng thường khoảng là 1 năm từ ngày sản xuất, nhưng các bạn phải xem lại trên hộp thuốc để kiểm tra.
* Cách bảo quản bút tiêm Insulin đã mở
– Thuốc tiêm Insulin một khi đã mở sẽ có các yêu cầu bảo quản lưu trữ khác nhau. Như thế nào là mở, điều này không có nghĩa là lấy lọ thuốc ra khỏi vở hộp. Mở có nghĩa là nắp thuốc Insulin đã bị tháo ra và nút cao su đã bị kim đâm thủng. Lọ và bút tiêm Insulin có những yêu cầu khác nhau để bảo quản. Những khác nhau này có thể gây lên sự nhầm lẫn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải làm quen với khuyến cáo của sản phẩm thuốc tiêm Insulin mà các bạn sử dụng.
– Như thế nào là lọ thuốc Insulin đã mở?
+ Đối với lọ: Một khi lọ thuốc Insulin đã bị kim đâm thủng, là nó đã được mở. Lọ thuốc Insulin đã mở có thể bảo quản trong tủ lạnh hay ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Dù được bảo quản chỗ nào, lọ thuốc Insulin đã mở chỉ sử dụng được trong vòng thời gian khoảng 28 ngày. Thuốc Insulin để trong tủ lạnh khi được lấy ra và làm ấm cho đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng tiêm.
+ Bút tiêm: sau khi dùng lần đầu tiên, các bạn không nên bảo quản bút tiêm Insulin trong tủ lạnh mà nên bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Số ngày sử dụng bút sẽ phụ thuộc vào loại bút mà bạn dùng. Bút tiêm nên được dùng trong vòng 7-28 ngày, nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát.
+ Bơm tiêm: dùng 1 lần.
* Những lời khuyên quan trọng trong cách bảo quản bút tiêm Insulin
– Không để ở nơi có nhiệt độ cao. Tránh không để Insulin trong xe ô tô đóng kín cửa và nóng. Nhiệt độ sẽ làm cho Insulin hư hỏng và không còn tác dụng.
– Tránh không được để nơi khu vực quá lạnh. Tuyệt đối không bao giờ bảo quản trong ngăn đông. Nếu Insulin đã bị đông lạnh là không được sử dụng. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm Insulin bị hư hỏng và không còn tác dụng.
– Tránh không được để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Ánh sáng mặt trời sẽ làm Insulin bị hư hỏng và không còn tác dụng.
– Tránh không bao giờ sử dụng Insulin đã hết hạn, hạn sử dụng đã được nhà sản xuất in trên vỏ lọ hay bút tiêm. Các bạn nhớ rằng nếu Insulin không được bảo quản trong tủ lạnh, hạn sử dụng ghi trên vỏ lọ hay bút sẽ không được áp dụng. Insulin phải vứt bỏ đi sau 28 ngày kể từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh.
– Ghi lại trên vỏ Insulin ngày mở lọ hay ngày bắt đầu lấy ra khỏi tủ lạnh. Điều này giúp bạn nhớ khi nào thì ngưng dùng nó. Vứt bỏ lọ Insulin sau 28 ngày kể từ khi mở nắp hay lấy ra khỏi tủ lạnh.
– Các bạn hãy xem kiểm tra Insulin trước mỗi lần sử dụng. Quan sát nhìn thấy sự thay đổi màu sắc và độ trong. Quan sát thử xem có các cục vón, hạt tinh thể màu trắng trong lọ hay bút tiêm. Thuốc Insulin trong suốt sẽ luôn luôn trong suốt và không bao giờ vẫn đục.
– Hãy nhận biết mùi lạ và bất thường. Insulin không được có mùi hay có mùi hôi. Nếu như đã ngửi thấy mùi thì không được dùng Insulin đó.
Những chú ý khi sử dụng bút tiêm Insulin
Khi các bạn dùng bút tiêm tiểu đường, hãy tuân thủ những chú ý sau để bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả:
– Hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng Insulin được chỉ định của các bác sĩ hay chuyên gia y tế. Họ sẽ chỉ các bạn cách dùng bút tiêm và cung cấp hướng dẫn cụ thể về liều lượng Insulin cần thiết để tiêm.
– Hãy xem kiểm tra Insulin: Trước khi tiêm, hãy xem kiểm tra Insulin trong bút xem có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như màu sắc, đục, vón cục thì không nên dùng nữa.
– Tiêm vào lớp mỡ dưới da: Hãy bảo đảm tiêm Insulin vào lớp mỡ dưới da, không được tiêm vào cơ bắp. Thường thì người ta tiêm Insulin vào vùng bụng, đùi hay hông.
– Hãy lưu ý liều lượng: Không nên tiêm Insulin quá mức liều lượng cho phép của bác sĩ. Vì tùy vào tình trạng bệnh mà lượng Insulin cần thiết sẽ khác nhau. Tiêm quá nhiều có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những cách bảo quản bút tiêm Insulin, và những chú ý khi sử dụng bút tiêm Insulin, mong rằng với chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn, chúc thành công.